Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2026 sắp diễn ra sẽ quyết định các vị trí quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới tầm vĩ mô cho cả nền bóng đá trong 5 năm tới. So với khóa VIII, cuộc đua vào VFF khóa IX không còn quá kịch tính khi nhiều vị trí đã lộ rõ ứng viên chiến thắng. Ông Tuấn là nhân vật hiếm hoi của bóng đá Việt Nam đảm nhiệm các vị trí quan trọng ở Liên đoàn Bóng đá Châu Á và được vị nể ở tầm châu lục. Ảnh: Minh Chiến. Các vị trí đã an bàiCó những vị trí gần như đã được đóng đinh ngay từ khâu lên danh sách các ứng viên. Ở vị trí Chủ tịch VFF, không có ai ngoài ông Trần Quốc Tuấn được đề cử. Giới quan sát đều thừa hiểu vai trò của ông Tuấn là gì trong hai nhiệm kỳ vừa qua. Dù chỉ là Phó chủ tịch thường trực, ông Tuấn gần như điều hành, quán xuyến hết mọi công việc ở VFF. Nửa cuối nhiệm kỳ VIII, vị lãnh đạo này còn tiến thêm một bước khi đảm nhận cương vị Quyền chủ tịch sau khi ông Lê Khánh Hải rút lui vì bận công tác.Thời kỳ của ông Tuấn chứng kiến giai đoạn thành công nhất lịch sử bóng đá Việt Nam khi U20 giành, tuyển nữ, futsal giành vé dự World Cup còn tuyển quốc gia vô địch AFF Cup, vào tứ kết Asian Cup và tiến tới vòng loại thứ ba World Cup. Đó là chưa kể vô số chiến tích khác từ đội U23 với đỉnh cao là chung kết U23 châu Á 2018 ở Thường Châu.Nhìn lại cả nền bóng đá Việt Nam hiện tại, không ai xứng đáng hơn ông Tuấn và cũng không ai đủ tầm để chạy đua với vị lãnh đạo đã để lại quá nhiều dấu ấn trong công tác quản lý và điều hành tổ chức bóng đá lớn nhất nước.Sau khi ông Dương Nghiệp Khôi rút lui, vị trí quan trọng tiếp theo là Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn cũng chỉ có một ứng viên Trần Anh Tú (Chủ tịch VPF – đơn vị điều hành các giải chuyên nghiệp Việt Nam).So với một số ứng viên trước đó cho vị trí này như ông Dương Nghiệp Khôi hay Phạm Ngọc Viễn, ông Tú không có thâm niên gắn bó với VFF bằng. Tuy nhiên sau quá trình làm việc tại VPF những năm qua, chuyên môn của ông Tú đã được cải thiện rất nhiều. Ông bầu futsal Việt Nam cũng đang cho thấy tầm ảnh hưởng và thể hiện sự “mát tay” của mình. Dưới sự điều hành của ông Tú, V.League đang cho thấy những tín hiệu tích cực sau từng mùa giải. Ông Tú cũng là người đứng sau thành tích của futsal và bóng đá nữ Việt Nam trên bình diện thế giới chứ không chỉ gói gọn trong phạm vi khu vực.Sự ăn ý giữa ông Trần Anh Tú và ông Trần Quốc Tuấn cũng là cơ sở để người yêu bóng đá Việt Nam tin vào tiềm năng của nhóm lãnh đạo VFF khóa IX. Cả hai ông cũng là những lãnh đạo hiếm hoi của bóng đá Việt Nam có vị trí cao và được tôn trọng bởi cộng đồng bóng đá Đông Nam Á, châu Á. Đương kim Phó chủ tịch truyền thông Cao Văn Chóng (phải) là ứng viên hàng đầu cho vị trí này tại VFF khóa IX. Ảnh: Minh Chiến. Các vị trí còn tranh chấpSo với các cuộc đua trên, chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính và truyền thông là những cuộc đua cân sức hơn. Ở vị trí phó tài chính, hai ứng viên là ông Nguyễn Trung Kiên (Tổng giám đốc Next Media) và đương kim Phó chủ tịch tài chính Lê Văn Thành.Ông Thành giữ ghế này ở nhiệm kỳ VIII sau khi người tiền nhiệm Cấn Văn Nghĩa từ chức. Nhiệm kỳ của ông Thành là giai đoạn thành công của VFF về mặt thương mại, tài trợ. Tuyển Việt Nam có thêm nhiều nhà tài trợ, các hoạt động bán vé được tối ưu, VPF cũng mới bán được bản quyền truyền hình trị giá trên 50 tỷ đồng. Bản thân ông Thành cũng có lợi thế bởi thâm niên hoạt động lâu năm và mối quan hệ với những đơn vị thành viên. Mới đây, tập đoàn do ông Thành làm chủ tịch đã ký một bản hợp đồng tài trợ kéo dài tới 2024 với VFF và tới 2025 với VPF.Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phản biện cho rằng ông Thành chưa có nhiều dấu ấn trong nhiệm kỳ này, chưa mang về được những hợp đồng thực chất. Dư luận cũng muốn vị trí phó tài chính VFF có một cái tên mạnh mẽ hơn, tích cực hơn trong các hoạt động.Ngược với ông Thành, ông Nguyễn Trung Kiên lại là người có nhiều phát ngôn mạnh mẽ. Ông cũng đưa ra cương lĩnh tranh cử với lời hứa tăng 50% doanh thu mỗi năm cho VFF nếu trúng cử. Ngoài ra, vị doanh nhân này cũng muốn tiếp tục đưa các đội tuyển trẻ Việt Nam ra tập huấn nước ngoài, giúp các HLV Việt Nam nâng cao trình độ, giúp các CLB V.League cải thiện khâu truyền thông, nâng cao đời sống cán bộ VFF… Đặc biệt, ông Kiên tuyên bố nếu trúng cử, sẽ mời đại diện mọi CLB V.League, hạng Nhất, hạng Nhì, futsal, nữ sang Đức học hỏi kinh nghiệm từ các đội Bundesliga.Cuộc đua cho vị trí phó truyền thông cũng là một cuộc đấu song mã giữa ông Cao Văn Chóng và ông Nguyễn Xuân Vũ.Ông Cao Văn Chóng tranh cử ở đúng vị trí đang đảm nhiệm. 4 năm vừa qua, dưới sự điều hành của lãnh đạo này, VFF đã có chuyển biến tích cực trong công tác truyền thông từ những thay đổi nhỏ như nâng cấp website song ngữ hay cởi mở hơn với mạng xã hội… Song hành cùng sự phát triển về mặt thành tích, hình ảnh của bóng đá Việt Nam đang được cải thiện đáng kể với sự chăm chút và đầu tư kỹ lưỡng.Lợi thế của ông Chóng tới từ vị thế hiện tại, mối quan hệ với các tổ chức thành viên và sự hậu thuẫn của CLB Bình Dương ở phía sau.Ứng viên còn lại cho vị trí này là Chủ tịch CLB Phù Đổng, Nguyễn Xuân Vũ. Đây có thể coi là trường hợp khá bất ngờ bởi xét về nhiều mặt, ông Vũ yếu thế hơn ông Chóng. Chủ tịch một đội bóng đang mấp mé xuống hạng Nhì mùa sau lại chạy đua cho chiếc ghế lãnh đạo quan trọng của VFF đem lại cho người hâm mộ nhiều băn khoăn.Trước đó ở Đại hội VIII, cuộc đua tới vị trí phó truyền thông và phó tài chính đều từng mang tới bất ngờ. Đây cũng là hai vị trí khó đoán nhất trước thềm đại hội.Đại hội IX VFF sẽ diễn ra cuối tuần này (6/11) tại Hà Nội.5 dấu ấn của HLV Park với bóng đá Việt Nam Chiến tích á quân U23 châu Á 2018, hạng 4 ASIAD 2018, chức vô địch AFF Cup 2018 và hai HCV SEA Games là những dấu ấn đưa HLV Park Hang-seo đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam.Hà Đông

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *